Trong đó, những văn phòng phong cách công nghiệp đang dần chiếm ưu thế và xuất hiện ngày càng nhiều vì độc đáo của nó. Vậy, phong cách công nghiệp là gì?
Sơ lược về Thiết kế văn phòng theo phong cách công nghiệp Industrial
Thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp (Industrial) ra đời vào những năm đầu thế kỷ 20 khi cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu bước vào thời kỳ suy thoái, các nhà máy bị bỏ hoang. Các kiến trúc sư lúc bấy giờ nảy sinh ý tưởng tái tạo lại các tòa nhà này thành những khu dân cư thông qua việc giữ lại những thứ có sẵn, bổ sung thêm các trang thiết bị cuộc sống, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân vừa tạo được một không gian tinh tế, hiện đại pha lẫn sự phá cách độc đáo.
Về sau, việc thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến, nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo ra đời nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng cơ bản của phong cách.
Là sự kết hợp giữa không gian làm việc và không gian xưởng sản xuất, các văn phòng với phong cách Industrial thể hiện đậm nét sự mộc mạc xen lẫn mạnh mẽ. Không che giấu những nét thô kệch của nơi sản xuất, phong cách này mang đến những gì thô sơ, đơn giản nhưng cũng là phần thuần túy, có giá trị nhất.
Ngày nay, phong cách xây dựng mô hình văn phòng hiện đại này rất được ưa chuộng vì nó phù hợp trong việc đề cao những điểm thiết yếu trong văn phòng.
Đặc điểm của phong cách công nghiệp cho văn phòng – Industrial
Mỗi phong cách thiết kế, trang trí nội thất văn phòng đều có những nét đặc trưng riêng, phong cách Industrial cũng thế. Hãy cùng điểm qua những đặc điểm của phong cách công nghiệp – Industrial nhé!
Thiết kế và trang trí tường nhà
Tường nhà là một trong những yếu tố hàng đầu giúp nhận diện phong cách Industrial chính xác nhất.
Những bức tường thô, tường bê tông mài, tường ốp gỗ tự nhiên,… xuất hiện trong hầu hết các thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp. Không gian được tạo nên mang hơi hướng công xưởng nhưng vẫn đầy sự tinh tế, cuốn hút.
Bố trí cửa sổ và ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với căn phòng, vì thế phải luôn đảm bảo căn phòng được chiếu sáng tốt, không bị tối – gây sự bí bách cho không gian.
Cửa sổ được thiết kế rộng để tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên, đồng thời tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, các văn phòng với phong cách công nghiệp còn sử dụng thêm các bóng đèn chiếu sáng, tạo nên một đặc điểm dễ nhận ra của phong cách Industrial.
Cách bố trí không gian đơn giản và tối thiểu
Phong cách công nghiệp thường được thiết kế với không gian sàn rộng và ít đồ nội thất. Tuy nhiên, những đồ nội thất được bố trí một cách nổi bật, không kém phần độc đáo.
Giữa các phòng ban không được phân chia rạch ròi, được bố trí một cách tự do nhưng vẫn được chia tách phù hợp bởi không gian thiết kế. Các vách lửng, vách kính đơn giản được sử dụng nhằm tối ưu hóa không gian.
Sử dụng đồ nội thất phong cách Industrial
Khi thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp, các đồ nội thất đa số được sử dụng tông màu tối trầm, sẫm. Một số vật liệu làm từ kim loại cũng được tô đen nhằm tạo nên sự khỏe khoắn, mạnh mẽ. Thông thường, các vật liệu thô mộc, vật liệu kiến trúc sẽ được ưu tiên sử dụng như gạch, sàn xi măng, gỗ tự nhiên, ống dẫn,… Điều này giúp tạo nên không gian tối giản, mộc mạc đồng thời tiết kiệm được một khoản chi phí cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các văn phòng phong cách công nghiệp cũng sử dụng các vật liệu được bọc da như ghế sofa, ghế đôn,… với tông màu tối.
Thiết kế cầu thang
Cầu thang được sử dụng để kết nối tầng trệt và gác xếp – là một đặc điểm dễ bắt gặp trong phong cách Industrial.
Chất liệu làm cầu thang thường là gỗ hoặc kim loại sau khi được phủ một lớp sơn đen. Đa số các đơn vị thiết kế sẽ cho làm nhám bậc thang để tránh sự trơn trượt khi di chuyển.
Màu sắc trong thiết kế
Màu sắc chủ đạo được sử dụng khi thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp là những gam màu trầm như trắng, đen, xám, gỗ nâu sậm, navy,…Tông màu này tạo một không gian hiện đại, sang trọng nhưng vẫn tối giản, mộc mạc.
Bên cạnh đó, có thể pha trộn thêm một chút màu sắc mang âm hưởng công nghiệp như cam, xanh lam, xanh cổ vịt,…Tuy nhiên, các tông màu này nên được sử dụng cân nhắc vì nó là những tông màu sáng, mang sắc thái khác, không lạm dụng, tránh làm mất đi vẻ đặc trưng vốn có của phong cách công nghiệp.
Pha trộn yếu tố hiện đại
Như đã đề cập, Industrial mang đến không gian đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn đậm sự sáng tạo, hiện đại.
Các yếu tố hiện đại được pha trộn vào không gian một cách tinh tế. Một trong số đó có thể nhắc đến như các loại đèn trang trí, đèn trần,…
Những mẫu đèn trang trí hiện đại với thiết kế hình học, vân hoặc thép trơn tạo sự mới mẻ cho căn phòng. Ngoài ra, cũng có thể linh hoạt trong việc sử dụng các loại đèn cổ điển, kèm theo một vài chi tiết cổ xưa, tạo không gian hoài cổ. Đèn trần, một bóng đèn sơn sáng hoặc chuỗi bóng đèn Edison mờ,… cũng đủ để làm nổi bật căn phòng, thể hiện sự tinh tế, hiện đại.
Điểm nhấn trong thiết kế
Điểm nhấn trong thiết kế là điều rất quan trọng đối với mỗi kiểu thiết kế, không chỉ riêng thiết kế văn phòng phong cách công nghiệp.
Điểm nhấn được tạo nên từ sự sáng tạo và đối lập. Đối với những không gian màu tối, nên sử dụng các đồ nội thất, vật trang trí theo hướng tươi sáng một chút như trắng, cam, xanh,…. Đối với bàn ghế, sofa,… thông thường sẽ được dùng màu sắc trung tính, tạo bức nền hoàn hảo cho việc lựa chọn các vật dụng trang trí để làm điểm nhấn, nổi bật lên không gian sống.
Thiết kế nội thất văn phòng theo phong cách công nghiệp Industrial sao cho vừa đẹp mắt, vừa mang lại hiệu quả cao trong công việc là một trong những việc làm thiết yếu ở mỗi công ty. Nếu nhân sự trong công ty không có thời gian để thực hiện, hãy liên với Nội thất HomeGroup để văn phòng công ty được thiết kế chuyên nghiệp nhất.
Hotline miễn cước cuộc gọi 1800 646426